Tuần qua, giá dầu tăng trong khi vàng và kim loại công nghiệp sụt giảm.
Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 2 liên tiếp
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích chủ trương của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng dầu khai thác.
Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên thị trường New York kỳ hạn giao tháng 5/2018 tăng 0,09 USD (0,1%) lên 68,38 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 6/2018 trên sàn London tăng 0,28 USD (0,4%) lên 74,06 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 2%.
Thị trường năng lượng đi lên trong tuần thứ hai liên tiếp khi có những quan ngại về nguồn cung do tình thình căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chủ trương của Saudi Arabia.
Mặc dù giá hai loại dầu chủ chốt là dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc đều sụt giảm vào đầu tuần, nhưng quan ngại về nguồn cung do tình thình căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chủ trương của Saudi Arabia và một số nước đẩy giá “vàng đen” lên cao hơn đã giúp thị trường năng lượng đi lên trong tuần thứ hai liên tiếp.
Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ khi số liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ đã giảm xuống trong tuần kết thúc vào ngày 13/4. Trong đó, lượng xăng và các sản phẩm chưng cất dự trữ giảm mạnh hơn mức dự đoán do nhu cầu tăng mạnh. Còn lượng dầu thô dự trữ giảm 1,1 triệu thùng do lượng dầu thô nhập khẩu ròng giảm 1,3 triệu thùng/ngày.
Trong tuyên bố trên Twitter, Tổng thống Trump cho rằng giá dầu tăng cao phi lý trong bối cảnh dự trữ dầu “đầy ắp mọi nơi” là điều không ổn. Tổng thống Trump chỉ trích OPEC ‘làm giá’ thị trường dầu mỏ thế giới, cho rằng đó là nguyên nhân đẩy giá dầu thế giới tăng lên trên 70 USD/thùng – mức cao nhất kể từ cuối 2014 trong giao dịch ngày 19/4, đồng thời khẳng định không chấp chận mức giá cao hiện nay.
Phản ứng trước tuyên bố trên của Tổng thống Trump, một số nước xuất khẩu dầu mỏ khẳng định giá dầu không bị thổi phồng. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khaled Al-Faleh cho rằng thị trường thế giới có khả năng thích ứng với giá dầu cao hơn nữa và ông không thấy có bất cứ ảnh hưởng nào đến nhu cầu dầu với mức giá cao hiện nay.
Tổng Thư ký OPEC, ông Mohammed Barkindo lên tiếng bảo vệ thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu của các nước OPEC và ngoài OPEC, cho rằng thỏa thuận này đã ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu toàn cầu, hỗ trợ ngành khai thác dầu khỏi nguy cơ đổ vỡ và đang tiếp tục khôi phục sự ổn định dựa trên lợi ích của các nhà sản xuất, khách hàng và nền kinh tế thế giới. Ông khẳng định OPEC luôn là người bạn của Mỹ và luôn coi trọng lợi ích của nước này.
Chuyên gia Stephen Innes, thuộc công ty môi giới OANDA tại Singapore, nhận định rằng giá dầu có thể sẽ được tiếp sức cho tới ít nhất là ngày 12/5 – hạn chót mà Mỹ đặt ra để sửa đổi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ cùng với Đức), nếu không Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận. Việc áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran có thể sẽ dẫn tới nguồn cung bị thu hẹp, do Iran là nước sản xuất dầu lớn.
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần đầu tiên trong 3 tuần
Giá vàng giảm ở phiên cuối tuần khi đồng USD tăng do kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất và lo ngại về rủi ro chính trị và an ninh toàn cầu suy giảm. Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.336,96 USD/ounce, tính chung cả tuần, giá giảm 1%; vàng giao tháng 6/2018 giảm 10,5 USD (0,8%) xuống 1.338,30 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm 0,7% – lần giảm đầu tiên trong ba tuần qua.
Đối với những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 17,13 USD/ounce, nhưng tăng hơn 3% kết thúc tuần. Bạch kim giảm 0,6% xuống 927,4 USD/ounce, kết thúc tuần giảm 0,6%. Palađi tăng 1,1% lên 1.036,5 USD/ounce, kết thúc tuần tăng gần 5%. Giá tăng gần đây, do lo ngại nguồn cung từ nhà sản xuất số 1 Nga có thể bị gián đoạn sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Kim loại công nghiệp: Giá cao kỷ lục nhiều năm trước khi giảm nhẹ vào cuối tuần
Phiên cuối tuần, giá nhôm giảm phiên thứ 2 liên tiếp do giảm bớt lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rusal Nga – nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, nhưng giá nhôm kết thúc tuần vẫn tăng 7,5%. Giá nhôm tham chiếu trên sàn London giảm 0,6% xuống còn 2.469 USD/tấn. Giá nhôm giao kỳ hạn tháng 6 trên sàn Thượng Hải tăng khoảng 6% kể từ 6/4.
Phiên trước đó (19/4), giá nhôm đạt mức cao đỉnh điểm 7 năm ở mức 2.718 USD/tấn, và so với thời điểm Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với Rusal và tỉ phú Oleg Deripaska hôm 6/4, giá nhôm đã tăng 23%. Rusal chiếm hơn 6% nguồn cung nhôm toàn cầu, ước tính đạt khoảng 63 triệu tấn trong năm 2017 và lo ngại nguồn cung thiếu hụt đẩy
Nickel cũng theo xu hướng giảm ở phiên cuối tuần do giảm bớt lo ngại Washington có thể mở rộng lệnh trừng phạt đối với Norilsk Nickel (Nornickel). Giá nickel tại LME giảm 1,6% xuống còn 14.830 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất 3 năm 16.690 USD/tấn trong ngày thứ năm (19/4). Giá nickel tăng hơn 5% trong tuần này. Giá đồng tăng 0,1% lên 6.992 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,3% lên 3.232 USD/tấn, giá chì tăng 1,2% lên 2.365 USD/tấn và giá thiếc tăng 1,3% lên 21.725 USD/tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên cuối tuần cũng giảm sau khi tăng gần 7% phiên trước đó, kết thúc tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2017, do kỳ vọng nhu cầu bổ sung dự trữ của các nhà máy thép tăng. Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 1% xuống còn 461 NDT (73,37 USD)/tấn sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó, nhưng thiết lập tuần tăng mạnh nhất trong 17 tuần.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải giảm 1,1% xuống còn 3.454 NDT/tấn. Giá thanh cốt thép tăng 10% trong 3 tuần qua. Giá thép cây giao ngay tăng 0,6% lên 4.163,3 NDT/tấn, số liệu Mysteel cho biết.
Nông sản: Giá biến động nhẹ
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica giao tháng 7 tăng 1,45 US cent tương đương 1,3% lên 1,177 USD/lb, robusta giao cùng kỳ hạn giảm 8 USD tương đương 0,5% xuống 1.759 USD/tấn.
Sucden Financial đã điều chỉnh tăng dự báo về sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2018/19 lên 60 triệu bao loại 62 kg, từ mức 58 triệu bao dự báo trước đây và 52 triệu bao của năm 2017/18.
Cùng phiên, giá đường thô kỳ hạn trên sàn New York giảm xuống mức thấp mới 2 năm rưỡi, do nguồn cung toàn cầu dồi dào. Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 5 giảm 0,18 cent tương đương 1,5% xuống 11,57 cent/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,3 USD/tấn, tương đương 1,3% xuống 332,9 USD/tấn. Xuất khẩu đường Brazil được dự kiến sẽ giảm 6,5 triệu tấn trong năm 2018/19, bù đắp sản lượng từ Ấn Độ và Thái Lan tăng cao.
Mặt hàng cao su vững giá ở phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 9 trên sàn Tokyo kết thúc phiên vững ở 187,1 JPY (1,74 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 190,4 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 20/3, tính chung cả tuần giá tăng 1,3%. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 tăng 35 NDT lên 11.555 NDT (1.837 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 11.810 NDT/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM giảm 3,2 cent xuống còn 139,3 UScent/kg.
Cao su được khai thác quanh năm nhưng sản lượng mủ cao su giảm trong mùa đông khô khi cây rụng lá. Mùa đông tại Thái Lan và Malaysia kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa | ĐVT | Giá 14/4 | Giá 7/4 | 14/4 so với 13/4 | 14/4 so với 13/4 (%) |
Dầu thô WTI | USD/thùng | 67,39 | 68,40 | +0,07 | +0,10% |
Dầu Brent | USD/thùng | 72,58 | 74,06 | +0,28 | +0,38% |
Dầu thô TOCOM | JPY/kl | 44.530,00 | 45.630,00 | +60,00 | +0,13% |
Khí thiên nhiên | USD/mBtu | 2,74 | 2,74 | +0,08 | +2,97% |
Xăng RBOB FUT | US cent/gallon | 206,54 | 209,59 | +1,85 | +0,89% |
Dầu đốt | US cent/gallon | 210,02 | 212,30 | +1,36 | +0,64% |
Dầu khí | USD/tấn | 642,50 | 637,75 | -9,50 | -1,47% |
Dầu lửa TOCOM | JPY/kl | 61.020,00 | 61.850,00 | +90,00 | +0,15% |
Vàng New York | USD/ounce | 1.347,90 | 1.338,30 | -10,50 | -0,78% |
Vàng Tokyo | JPY/g | 4.633,00 | 4.612,00 | -22,00 | -0,47% |
Bạc New York | USD/ounce | 17,16 | -0,08 | -0,44% | |
Bạc TOCOM | JPY/g | 57,30 | 58,60 | +0,20 | +0,34% |
Bạch kim | USD/ounce | 931,34 | 926,44 | -9,98 | -1,07% |
Palladium | USD/ounce | 988,36 | 1.030,28 | -1,54 | -0,15% |
Đồng New York | US cent/lb | 307,10 | 315,55 | +0,15 | +0,05% |
Đồng LME | USD/tấn | 6.830,00 | 6.992,00 | +8,00 | +0,11% |
Nhôm LME | USD/tấn | 2.285,00 | 2.469,00 | -16,00 | -0,64% |
Kẽm LME | USD/tấn | 3.117,00 | 3.232,50 | +9,50 | +0,29% |
Thiếc LME | USD/tấn | 21.050,00 | 21.725,00 | +275,00 | +1,28% |
Ngô | US cent/bushel | 394,50 | 385,50 | -5,50 | -1,41% |
Lúa mì CBOT | US cent/bushel | 489,25 | 477,25 | -13,50 | -2,75% |
Lúa mạch | US cent/bushel | 234,25 | 236,00 | -2,50 | -1,05% |
Gạo thô | USD/cwt | 13,11 | 13,07 | -0,07 | -0,57% |
Đậu tương | US cent/bushel | 1.065,00 | 1.040,25 | -8,75 | -0,83% |
Khô đậu tương | USD/tấn | 386,80 | 378,60 | +0,80 | +0,21% |
Dầu đậu tương | US cent/lb | 31,75 | 31,56 | -0,12 | -0,38% |
Hạt cải WCE | CAD/tấn | 526,00 | 533,80 | -0,70 | -0,13% |
Cacao Mỹ | USD/tấn | 2.576,00 | 2.729,00 | -70,00 | -2,50% |
Cà phê Mỹ | US cent/lb | 119,50 | 117,70 | +1,45 | +1,25% |
Đường thô | US cent/lb | 12,20 | 11,87 | -0,08 | -0,67% |
Nước cam cô đặc đông lạnh | US cent/lb | 141,05 | 143,05 | +0,30 | +0,21% |
Bông | US cent/lb | 83,35 | 84,73 | +1,91 | +2,31% |
Lông cừu (SFE) | US cent/kg | — | — | — | — |
Gỗ xẻ | USD/1000 board feet | 526,80 | 548,60 | -3,60 | -0,65% |
Cao su TOCOM | JPY/kg | 185,00 | 186,00 | -1,10 | -0,59% |
Ethanol CME | USD/gallon | 1,49 | 1,50 | -0,01 | -0,60% |