Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Hiện nay, tại thị trường miền Nam, Công ty TNHH XNK Kim Loại Ngọc Anh là một trong những đơn vị hàng đầu về nhập khẩu và phân phối sản phẩm Kẽm thỏi Hàn Quốc
Kẽm thỏi Han Quoc hiện nay chủ yếu được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để chống ăn gỉ.
Nhiều đơn vị sản xuất hóa chất còn mua kẽm thỏi Hàn Quốc để chế tạo nên các hợp kim như đồng thau, niken trắng, các loại que hàn, bạc Đức v.v. Đồng thau có ứng dụng rộng rãi nhờ độ cứng và sức kháng gỉ cao.
Kẽm thỏi Han Quoc còn được sử dụng trong đúc khuôn, đặc biệt là trong công nghiệp ô tô.
Kẽm dạng cuộn được sử dụng để làm vỏ pin. Chống ăn mòn và pin
Bề mặt tinh thể được mạ
Kim loại kẽm chủ yếu được dùng làm chất chống ăn mòn, ở dạng mạ. Năm 2009 ở Hoa Kỳ, 55% tương đương 893 tấn kẽm kim loại được dùng để mạ.
Kẽm phản ứng mạnh hơn sắt hoặc thép và do đó nó sẽ dễ bị ô xy hóa cho đến khi nó bị ăn mòn hoàn toàn. Một lớp tráng bề mặt ở dạng bằng ôxít và carbonat (Zn5(OH)6(CO3)2) là một chất ăn mòn từ kẽm. Lớp bảo vệ này tồn tại kéo dài ngay cả sau khi lớp kẽm bị trầy xướt, nhưng nó sẽ giảm theo thời gian khi lớp ăn mòn kẽm bị tróc đi. Kẽm được phủ lên theo phương pháp hóa điện bằng cách phun hoặc mạ nhúng nóng.
Hợp chất
Ô xít kẽm có lẽ là hợp chất được sử dụng rộng rãi nhất của kẽm, do nó tạo ra nền trắng tốt cho chất liệu màu trắng trong sản xuất sơn. Nó cũng có ứng dụng trong công nghiệp cao su, và nó được mua bán như là chất chống nắng mờ. Các loại hợp chất khác cũng có ứng dụng trong công nghiệp, chẳng hạn như clorua kẽm (chất khử mùi), sulfua kẽm (lân quang), methyl kẽm trong các phòng thí nghiệm về chất hữu cơ. Khoảng một phần tư sản lượng kẽm sản xuất hàng năm được tiêu thụ dưới dạng các hợp chất của nó.
Ôxít kẽm được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô. Sử dụng trong thuốc mỡ, nó có khả năng chống cháy nắng cho các khu vực da trần. Sử dụng như lớp bột mỏng trong các khu vực ẩm ướt của cơ thể (bộ phận sinh dục) của trẻ em để chống hăm.
Clorua kẽm được sử dụng làm chất khử mùi và bảo quản gỗ.
Sulfua kẽm được sử dụng làm chất lân quang, được sử dụng để phủ lên kim đồng hồ hay các đồ vật khác cần phát sáng trong bóng tối.
Methyl kẽm (Zn(CH3)2) được sử dụng trong một số phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.
Stearat kẽm được sử dụng làm chất độn trong sản xuất chất dẻo (plastic) từ dầu mỏ.
Các loại nước thơm sản xuất từ calamin, là hỗn hợp của(hydroxy-)cacbonat kẽm và silicat, được sử dụng để chống phỏng da.
Trong thực đơn hàng ngày, kẽm có trong thành phần của các loại khoáng chất và vitamin. Người ta cho rằng kẽm có thuộc tính chống ôxi hóa, do vậy nó được sử dụng như là nguyên tố vi lượng để chống sự chết yểu của da và cơ trong cơ thể (lão hóa). Trong các biệt dược chứa một lượng lớn kẽm, người ta cho rằng nó có tác dụng nhanh làm lành vết thương.
Gluconat glycin kẽm trong các viên nang hình thoi có tác dụng chống cảm.